Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Đó là nhận định của TS. Andrea Coppola - chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào tại buổi họp báo ngày 12/3 do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức.

Việt Nam tiếp tục thuộc top kinh tế tăng trưởng nhanh nhất

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố ấn phẩm mới nhất của báo cáo "Điểm lại". Thông tin tại họp báo, ông Sacha Dray - chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam cho biết, sự phục hồi của xuất khẩu, được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ, đã hỗ trợ tăng trưởng vào năm 2024.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay. Những yếu tố ảnh hưởng tới kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam bắt nguồn từ năng lượng toàn cầu chậm hơn dự kiến và gián đoạn thương mại, đặc biệt là giữa các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Á và toàn cầu
Đại diện WB tại buổi họp báo. Ảnh: LV

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 25 tỷ USD, phản ánh sức hấp dẫn liên tục của thị trường Việt Nam đối với nhà đầu tư toàn cầu. Tăng cường đầu tư công và sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản, nhờ việc giải phóng mặt bằng dự án nhanh hơn có thể hỗ trợ nhu cầu trong nước, bù đắp phần nào rủi ro bên ngoài.

Trả lời câu hỏi về lý do tại sao WB lại dự báo GDP thực của Việt Nam chỉ ở mức 6,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đặt ra, TS. Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, mức dự báo này dựa trên những dữ liệu mà WB quan sát được gần đây.

Điểm lại là báo cáo cập nhật kinh tế của WB dành cho Việt Nam, được xuất bản hai lần mỗi năm, cung cấp thông tin chi tiết về triển vọng kinh tế và chiến lược tăng trưởng của quốc gia.

Theo ông, dù lực cầu thế giới dù rất mạnh vào năm 2024 nhưng có vẻ sẽ chậm lại trong năm 2025. Trong 2 tháng đầu năm, dù tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, nhưng chậm hơn nhiều, chỉ hơn 8%, chỉ bằng khoảng 1 nửa so với 2 tháng đầu năm ngoái.

Sản xuất chế biến chế tạo vẫn thể hiện khả năng chống chịu tốt, nhưng chỉ số PMI cho thấy những tín hiệu lực cầu suy yếu với những sản xuất của ngành này. Bên cạnh đó, vốn FDI cam kết trong 2 tháng đầu năm nay cũng giảm so với 2 tháng đầu của năm trước…

Tuy nhiên, TS. Andrea Coppola cũng khẳng định: “Việt Nam năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh, rất nhanh và một lần nữa sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Á và trên toàn cầu”.

Chính sách tài khóa tiếp tục là bệ đỡ cho tăng trưởng

Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam liệu có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 như mục tiêu Quốc hội mới nâng lên hay không, TS. Andrea Coppola cho rằng, câu trả lời là có thể, nhưng phải cần rất nhiều điều kiện.

Theo ông, tăng trưởng 8% là một mục tiêu rất tham vọng và thách thức. Để đạt được mục tiêu tăng tưởng này thì Việt Nam cần có điều kiện bên ngoài với lực cầu tốt.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Á và toàn cầu
Theo WB, Việt Nam cần theo dõi sát sao diễn biến của lạm phát. Ảnh minh họa: LV

Đồng thời, yếu tố nội địa cũng rất quan trọng. Vì vậy, vai trò của chính sách tài khóa là rất quan trọng trong hỗ trợ tăng trưởng. Trong đó, giải ngân đầu tư công cần được thúc đẩy và tăng chất Đồng thời, chú trọng các chính sách tài khóa hỗ trợ kích cầu tiêu dùng trong nước. “Việt Nam có dư địa tài khóa để làm điều đó” - ông Andrea Coppola khẳng định.

Một vấn đề quan trọng, theo TS. Andrea Coppola đó là phải theo dõi sát sao lạm phát. Theo đó, cần thận trọng và làm tất cả những gì cần thiết để thúc đẩy tiềm năng của nền kinh tế, tăng năng suất và sử dụng những tài sản của Việt Nam một cách thận trọng hơn nữa.

Để vượt qua những bất ổn ngày càng gia tăng, các chuyên gia của WB khuyến nghị các chiến lược để duy trì tăng trưởng bao gồm tăng trưởng đầu tư công, giải quyết các lỗ hổng trong lĩnh vực tài chính, tăng cường khả năng chống chịu của ngành năng lượng và thúc đẩy cải cách cơ cấu.

Theo bà Mariam J.Sherman - Giám đốc WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào, Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm tới. Đầu tư công được coi là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng./.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo "Điểm lại" của WB lần này cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy chuyển đổi sang xe điện là một bước quan trọng trong việc tạo ra một ngành giao thông xanh hơn cho Việt Nam, đồng thời giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố.