Đảm bảo nguồn lực tài chính công hỗ trợ nền kinh tế

Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành Tài chính giai đoạn 2024-2026
Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả, hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Trước bối cảnh chịu tác động của đại dịch Covid-19 từ đầu nhiệm kỳ, Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động và chỉ đạo triển khai quyết liệt ngay từ các ngày đầu, tháng đầu năm; kịp thời, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp chính sách tài khóa để phòng, chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn.

Bộ Tài chính đã khẩn trương trình cấp có thẩm quyền thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lớn nhất trong các năm từ 2021- 2022 khoảng 377,5 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền gia hạn khoảng 253,4 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Năm 2023 tiếp tục miễn, giảm, gia hạn các khoản thu NSNN khoảng 191,5 nghìn tỷ đồng, trong đó số gia hạn 114,9 nghìn tỷ đồng và số miễn, giảm khoảng 76,6 nghìn tỷ đồng. Năm 2024 vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều gói miễn, giảm, gia hạn. Tổng các gói miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 5 năm qua, lên tới hơn 900 nghìn tỷ đồng

Nhắc đến các gói hỗ trợ phải nhắc tới Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu gói phục hồi kinh tế với quy mô 347 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, chuyển đổi số song song với quản lý, điều hành thu, chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; chủ động xây dựng và triển khai các phương án điều hành đảm bảo cân đối NSNN các cấp, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch Covid-19 và khó khăn về kinh tế, trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã khẩn trương trình cấp có thẩm quyền thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lớn nhất trong các năm từ 2021- 2022 khoảng 377,5 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền gia hạn khoảng 253,4 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Năm 2023 tiếp tục miễn, giảm, gia hạn các khoản thu NSNN khoảng 191,5 nghìn tỷ đồng, trong đó số gia hạn 114,9 nghìn tỷ đồng và số miễn, giảm khoảng 76,6 nghìn tỷ đồng. Năm 2024 vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều gói miễn, giảm, gia hạn. Tổng các gói miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 5 năm qua, lên tới hơn 900 nghìn tỷ đồng

Cùng với đó, trong quản lý chi NSNN, Bộ Tài chính đã đề xuất cấp có thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách chi NSNN cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ mua vắc-xin tiêm phòng Covid-19 cho nhân dân theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 và hỗ trợ lao động, ĩngười sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ; chủ động đề xuất, tham mưu cho Chính phủ thành lập Quỹ vacxin phòng Covid-19 và trực tiếp chỉ đạo, quản lý điều hành quỹ.

Tính đến hết ngày 30/6/2024 đã huy động được 10.912,8 tỷ đồng từ các tổ chức cá nhân ủng hộ. Từ nguồn của quỹ huy động đã đáp ứng được nhu cầu mua vacxin tiêm phòng Covid-19 cho tất cả người dân trong cả nước. Đến nay Việt Nam đã cơ bản hoàn thành mục tiêu loại trừ Covid-19 ra khỏi bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Cơ cấu lại ngân sách, nợ công, tạo dư địa vững chắc cho tăng trưởng

Với các giải pháp chính sách tài khóa nêu trên, kết hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác, cùng với kiểm soát được dịch Covid-19, sản xuất kinh doanh đã từng bước hồi phục, đời sống người dân đã trở lại bình thường, đà tăng trưởng kinh tế phát triển trở lại.

Tiềm lực tài chính quốc gia ngày càng vững mạnh
Thu ngân sách liên tiếp trong 3 năm, 2021-2023 đều vượt dự toán. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, thu ngân sách liên tiếp trong 3 năm, 2021, 2022, 2023 đều vượt dự toán. Thu NSNN năm 2021 đạt 1.591,5 nghìn tỷ đồng, vượt 17,2% so dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Năm 2022 tổng thu ngân sách đạt 1.820,3 nghìn tỷ đồng, bằng 128,6% dự toán, tăng 14,4% so với năm 2021.

Năm 2023 tổng thu ngân sách đạt 1.754,1 nghìn tỷ đồng, bằng 108,2% dự toán. Thu NSNN đạt khá, đã đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng của bộ máy nhà nước, các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, các nhiệm vụ đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô lên tới 347 nghìn tỷ đồng, trong khi vẫn kiểm soát bội chi NSNN trong phạm vi mục tiêu kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo gần đây, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Như Quỳnh cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính kiên trì thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, với quy mô giảm, giãn thuế, phí lên gần 200.000 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 10% tổng thu NSNN, có năm khoảng 11% tổng thu. Đây là gói hỗ trợ với quy mô và phạm vi lớn chưa từng có, góp phần đưa nền kinh tế vượt khó.

Dù quy mô các giải pháp gia hạn, miễn giảm các loại thuế, phí, lệ phí tiền thuê đất lớn, song thu NSNN những năm qua đều vượt dự toán, qua đó đảm bảo đủ nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý các nhu cầu chi cấp thiết phát sinh.

Để đảm bảo nguồn lực ngân sách, tài chính công trong bối cảnh gói hỗ trợ ở mức kỷ lục, theo ông Nguyễn Như Quỳnh cho biết, Bộ Tài chính đã chủ động, tham mưu trình Chính phủ nhiều giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN.

Điểm nhấn là phủ sóng triển khai hóa đơn điện tử toàn quốc từ ngày 1/7/2022, nhờ đó bao quát được nhiều khoản thu. Nếu năm 2022, cơ quan thuế chỉ tiếp nhận khoảng 2,1 tỷ hóa đơn điện tử thì đến nay, con số này lên tới gần 9,6 tỷ hóa đơn. Những giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong lĩnh vực xăng dầu, nhà hàng, khách sạn được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế đẩy mạnh thu thuế qua hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số đến nay đã có 102 nhà cung cấp nước ngoài như: YouTube, Google, Facebook, TikTok... nộp thuế, với số thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Sau đó, cơ quan thuế tiếp tục tìm cách thu từ sàn thương mại điện tử trong nước…

Một trong những thành công đáng kể đó là việc cơ cấu lại nợ công. Trong những năm qua, bội chi và nợ công được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2021-2023 ước khoảng 3,46% GDP, trong phạm vi mục tiêu đề ra là 4% GDP.

Danh mục nợ được tiếp tục tái cơ cấu lại theo hướng bền vững. Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các giải pháp quản lý nợ bền vững theo Chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ hằng năm; quản lý chặt chẽ bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại; tăng cường giám sát, kiểm sqoát bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương, qua đó, góp phần giảm nợ công. Nhờ đó, đưa tỷ lệ nợ công giảm liên tục từ đầu nhiệm kỳ tới nay; từ mức 55,9% GDP cuối năm 2020 xuống còn 42,7%GDP cuối năm 2021; khoảng 37,4% GDP năm 2022 và từ cuối năm 2023 còn khoảng 37% GDP .

Việt Nam được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”.

Nhờ đó, Chính phủ có cơ sở, có dư địa và nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng.

Có thể nói, những đóng góp của ngành Tài chính trong những năm qua là rất lớn. Dù các nhiệm vụ được triển khai trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, chung sức, nỗ lực của toàn ngành Tài chính đã đạt được kết quá đáng khích lệ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước./.

Việt Nam được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”.