Rốt ráo rà soát tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy Sắp xếp, xử lý tài sản công khi thực hiện chính quyền 2 cấp Hà Nội: Khẩn trương xử lý tài sản công là nhà, đất không sử dụng sau sáp nhập

Nhiều hạn chế, bất cập

Theo đánh giá từ các bộ, ngành, địa phương, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2017/NĐ-CP (NĐ152) đã tạo lập hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định, mức sử dụng tài sản công, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, dự toán, giao, đầu tư xây dựng mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Những quy định tại Nghị định cũng là cơ sở để đánh giá tiết kiệm/lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công; đảm bảo việc sử dụng trụ sở được công bằng, công khai, minh bạch.

Đề xuất tăng thêm diện tích làm việc tối đa của các chức danh
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, NĐ152 đã được ban hành từ năm 2017 và đến nay đã có nhiều thay đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong định hướng xây dựng chính sách cũng như trong thực tế tại các cơ quan, tổ chức.

Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang và thang máy, sảnh và hành lang, diện tích nhà để xe. Các phần diện tích này thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Hơn nữa, Luật số 56/2024/QH15 đã sửa đổi một số nội dung của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2025, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2025) nên cần sửa đổi quy định liên quan tại NĐ152 cho phù hợp (như về đối tượng áp dụng, quy định về phân cấp).

Đồng thời, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc trong thực tế (hiện nay mới có nội dung bãi bỏ khoản 5 Điều 12 NĐ152 đã được quy định tại Nghị định số 114/2024/NĐ-CP).

Đặc biệt khi thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước thì cần phải có quy định về nguyên tắc xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cũ hoặc hiện có đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, tận dụng tối đa trụ sở hiện có.

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình đánh giá triển khai NĐ152, nhiều bộ, ngành, địa phương có phản ánh, diện tích làm việc của các chức danh hiện nay còn hạn chế do còn phải bố trí không gian đặt các máy móc, thiết bị văn phòng, tủ đựng tài liệu… Đồng thời, cần phải tăng diện tích để tạo môi trường làm việc hiệu quả, đảm bảo tính lâu dài, bền vững của trụ sở làm việc.

Đề xuất tăng thêm diện tích làm việc tối đa của các chức danh
Ảnh minh họa

Theo đó, tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề xuất tăng thêm diện tích tối đa cho 1 chỗ làm việc theo quy định hiện hành đối với từng chức danh quy định tại NĐ152 và cập nhật chức danh mới theo Kết luận 35-KL/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời điều chỉnh cho phù hợp hơn so với các chức danh đã quy định (trong đó có chức danh tăng lên 10m2, 5m2 và 3m2).

Dự kiến 1/7 tới đây, hệ thống bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp sẽ đi vào hoạt động. Vì thế, Bộ Tài chính sẽ khẩn trương tiếp thu các ý kiến đóng góp và sửa đổi dự thảo Nghị định, trình Chính phủ sớm ban hành. Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý giúp các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không bị vướng mắc.

Ngoài ra, theo quy định tại NĐ152, diện tích sử dụng chung tối đa bằng 70% diện tích làm việc của các chức danh làm việc tại trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã; tối đa bằng 50% diện tích làm việc của các chức danh làm việc đối với các trường hợp còn lại. Việc xác định tổng diện tích sử dụng chung theo hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đối với một số trường hợp cụ thể (như các cơ quan, tổ chức, đơn vị có số lượng biên chế, người làm việc ít nhưng vẫn cần các phần diện tích chung theo quy định), không đủ để bố trí cho phần diện tích sử dụng chung theo quy định tại NĐ152 (như diện tích: hội trường dưới 100 chỗ, sảnh chính, sảnh phục, kho lưu trữ hồ sơ…).

Từ thực tế đó, dự thảo Nghị định quy định theo hướng liệt kê diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời giao cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, bố trí sử dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, căn cứ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam quyết định tiêu chuẩn, định mức diện tích sử dụng chung cho từng cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý phù hợp với khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đáng chú ý, diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang và thang máy, sảnh và hành lang, diện tích nhà để xe. Các phần diện tích này thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Về tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở hoạt động sự nghiệp, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của chức danh, diện tích sử dụng chung, diện tích chuyên dùng trong cơ sở hoạt động sự nghiệp thực hiện như quy định của cơ quan nhà nước.

Đối với các chức danh làm việc trong một số lĩnh vực như: giảng viên, giáo viên, bác sỹ, y tá, hộ lý, nhà khoa học thì diện tích làm việc của các chức danh này được bố trí phù hợp với tính chất công việc trong diện tích công trình sự nghiệp quy định tại Nghị định này hoặc diện tích làm việc của chức danh theo quy định tại Phụ lục số 01,02Điều 4 của Nghị định này.

Bổ sung quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng có sở hoạt động sự nghiệp bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, cho biết, dự kiến 1/7 tới đây, hệ thống bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp sẽ đi vào hoạt động. Vì thế, Bộ Tài chính sẽ khẩn trương tiếp thu các ý kiến đóng góp và sửa đổi dự thảo Nghị định, trình Chính phủ sớm ban hành. Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý giúp các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không bị vướng mắc./.