Sửa đổi Luật Đất đai: Khó nhất là phương pháp xác định giá đất “Phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường” là chưa rõ ràng

Địa phương vướng khi thực hiện quy định về giá đất, cho thuê đất

Quy định về thu tiền đất, cho thuê đất, bảng giá đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Đề nghị quy định rõ thời điểm quyết định giá đất tính tiền bồi thường, tránh khiếu kiện
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: T.T.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Quảng (Đà Nẵng), giá đất và cho thuê đất là 2 vướng mắc nhất. Theo dự thảo luật, hiện đang có 4 phương pháp xác định giá đất (có thể lựa chọn 1 trong 4 phương pháp), nhưng yêu cầu phải xác định giá đất có lợi nhất cho ngân sách nhà nước. Đại biểu Nguyễn Văn Quảng cho rằng, nếu quy định như vậy thì phải xác định 4 phương pháp cùng lúc, từ đó mới lựa chọn được phương pháp có lợi nhất cho ngân sách nhà nước.

Quy định về thuê cơ quan tư vấn, đại biểu Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng cho biết: “Chưa biết thu lợi bao nhiêu nhưng cơ quan tư vấn đã thu hàng tỷ đồng, tùy mức độ khác nhau. Vậy tư vấn có giá trị hay không hay chỉ tham khảo? Quan trọng là mảnh đất đó mang lại điều gì cho lợi ích kinh tế - xã hội, chứ không phải là thu được bao nhiêu tiền”.

Quy định về cho thuê đất trả tiền 1 lần cho thời gian thuê và thu tiền hàng năm cũng nhận được ý kiến của một số đại biểu Quốc hội.

Có ý kiến cho rằng, Điều 120 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; công trình công cộng có mục đích kinh doanh; sử dụng đất thương mại dịch vụ để hoạt động du lịch”, như vậy là không phù hợp, bởi đất nông nghiệp, đất làm muối, nuôi thủy sản có diện tích rất rộng, mà người dân cũng không có đủ tiền để trả một lần. Trong khi đó lại thu tiền hàng năm đối với diện tích đất cho thuê đối với doanh nghiệp, cũng không phù hợp, khi doanh nghiệp muốn trả 1 lần để hạch toán kế hoạch cho toàn bộ dự án đầu tư.

Theo đại biểu Quốc hội Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng), mặc dù quy định về giá đất tính tiền bồi thường đã có những thay đổi tích cực, nhưng đây vẫn là nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Thời gian qua tỷ lệ khiếu nại về thu hồi đất giảm nhưng lại tăng khiếu nại về giá đất tính tiền bồi thường (giá đất tính tiền bồi thường thấp hơn so với thực tế). Do đó, đại biểu cho rằng, tình hình phức tạp của giá đất tính tiền bồi thường hiện nay xuất phát từ những bất cập mà dự thảo Luật Đất đai lần này cần xem xét, bổ sung.

“Đó là, chưa quy định cụ thể về thời điểm tính tiền bồi thường. Giá đất tính tiền bồi thường sẽ được quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất nhưng chưa quy định thời điểm thu hồi đất là thời điểm nào? Việc thẩm định giá đất tiến hành ở những thời điểm khác nhau sẽ có kết quả khác nhau. Bên cạnh đó, trình tự thủ tục thu hồi đất được quy định tại Điều 86, Dự thảo Luật Đất đai hiện nay cũng không quy định rõ việc khảo sát, thu thập thông tin giá đất là cơ sở xác định giá đất cụ thể (tính tiền bồi thường). Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác và mức độ phù hợp thị trường của giá đất được quyết định cuối cùng vì thời điểm thu thập thông tin thị trường và tiến hành thẩm định giá đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định giá đất” - đại biểu Quốc hội Triệu Thị Ngọc Diễm nói.

Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm là không phù hợp

Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (Bình Định) quan tâm đến quy định về thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

Theo đại biểu, qua tiếp xúc cử tri và tìm hiểu, các địa phương phải tốn nhiều thời gian khi hàng năm phải loay hoay với quy định thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Từ tháng 6, địa phương đã phải chuẩn bị cho rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất, dù không có thay đổi nhiều cũng phải thực hiện.

Luật Đất đai chỉ nên quy định các khoản thu tài chính từ đất đai là nguồn thu của ngân sách nhà nước là đủ.
Ảnh: Minh họa.

“Nếu quy định thủ tục hành chính quá cứng nhắc, sẽ được lợi ích gì? Luật sửa đổi lần này phải mang lại hiệu quả nhất, những quy định cần phải sửa đổi nhưng chưa sửa, thì phải giải thích rõ vì sao” - đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh đặt câu hỏi.

Theo đại biểu, thời gian điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm là phù hợp, vì nếu không vướng mắc, không cần quy định theo hàng năm.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Lý Tiết Hạnh, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Quảng (Đà Nẵng) cho rằng, quy định về kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất, lâu nay chúng ta cứ loay hoay. Điều 159 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua Bảng giá đất lần đầu để công bố và thực hiện từ ngày 1/1/2026. Hằng năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo HĐND cấp tỉnh để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung áp dụng từ ngày 1/1 của năm đó”.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Quảng, trên thực tế, quy định hàng năm là không thể thực hiện được. Để HĐND họp quyết thì phải thông qua kỳ họp cuối năm, muốn vậy phải chuẩn bị trước 3 tháng và muốn có cơ sở để điều chỉnh phải thực hiện từ đầu năm. Những quy định về hành chính như thế là không phù hợp. Đại biểu cho rằng, nên quy định từ 3-5 năm. Đồng thời, giao UBND các tỉnh rà soát, trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh.

Thuê tư vấn có thể lên tới hàng tỷ đồng

Quy định về thuê cơ quan tư vấn, đại biểu Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng cho biết: “Chưa biết thu lợi bao nhiêu nhưng cơ quan tư vấn đã thu hàng tỷ đồng, tùy mức độ khác nhau. Vậy tư vấn có giá trị hay không hay chỉ tham khảo? Quan trọng là mảnh đất đó mang lại điều gì cho lợi ích kinh tế - xã hội, chứ không phải là thu được bao nhiêu tiền”.