Khó tránh khỏi tác động tâm lý, nhưng chứng khoán Việt vẫn còn nhiều kỳ vọng tích cực để cân bằng hơn
Chứng khoán tuần qua: Cơn “bão thuế” quan thổi bay thành quả của VN-Index từ đầu năm
Nâng hạng thị trường chứng khoán đã tiến gần tới đích

Đây là chia sẻ của bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) khi nhận định về diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) trước tác động rất lớn từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.

PV: Thưa bà, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đang tác động rất mạnh trên TTCK toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Bà đánh giá thế nào về tác động và diễn biến của TTCK trong nước trong 2 phiên gần đây?

Cơ hội tích lũy cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ “bão thuế” với định giá hấp dẫn
Bà Trần Thị Khánh Hiền

Nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thấp kết hợp với tăng trưởng lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái vẫn là các yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong năm 2025.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các TTCK mới nổi của FTSE trong năm 2025 cũng như MSCI trong năm 2026. Tôi cho rằng, thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng với mức định giá hấp dẫn.

Bà Trần Thị Khánh Hiền: Ngày 02/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng đối với các quốc gia trên thế giới với thông điệp rằng, mức thuế đối ứng phản ánh các rào cản thương mại mà các nước này đã áp đặt lên hàng hóa Mỹ trong suốt thời gian qua, cũng như bao hàm cả yếu tố thao túng tiền tệ. Theo đó, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu mức thuế nhập khẩu cao nhất, lên đến 46%, cao hơn nhiều so với kịch bản xấu nhất mà thị trường dự đoán trước đây chỉ từ 15% - 20%.

Cũng như nhiều thị trường khác trên toàn cầu, TTCK Việt Nam phản ứng tiêu cực trước “cú sốc” thuế đối ứng khi chỉ số VN-Index có phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử với mức giảm 6,68% trong ngày 03/4/2025, đóng phiên ở mức 1.230 điểm. Đà giảm của thị trường tiếp tục kéo dài sang ngày 04/4/2025, khi có lúc chỉ số mất 70 điểm, rơi xuống vùng 1.160. Tuy nhiên vào phiên giao dịch buổi chiều, lực mua bắt đáy xuất hiện, chỉ số phục hồi nhẹ về lại mức 1.210 khi đóng cửa phiên giao dịch trước ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Chỉ trong 2 ngày giao dịch, chỉ số VN-Index đã mất đi thành quả nỗ lực của 4 tháng vừa qua, khi đánh mất 107 điểm.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ròng kỷ lục 6.800 nghìn tỷ đồng trong 2 ngày, nâng tổng giá trị bán ròng từ đầu năm đến nay lên xấp xỉ 35,5 nghìn tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân đổ vào thị trường khi thanh khoản tăng vọt lên trên 40 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần trung bình 10 phiên giao dịch trước đó.

PV: TTCK Việt Nam đang có dấu hiệu hồi khá tốt khi đà giảm thu hẹp trong phiên chiều 04/4. Theo bà đâu là nguyên nhân? Thanh khoản phiên này cũng rất “khủng”, điều này có nói lên điều gì hay không, thưa bà?

Bà Trần Thị Khánh Hiền: Khi TTCK tiếp tục giảm mạnh trong phiên buổi sáng ngày 04/4, nhiều cổ phiếu đã ghi nhận mức giảm giá xấp xỉ 14% trong vòng 2 ngày, điều làm cho định giá của một số cổ phiếu cơ bản rơi vào vùng hấp dẫn. Dòng tiền đổ vào thị trường phiên chiều ngày 04/4 cũng phần nào phản ánh việc tâm lý nhà đầu tư đã phần nào “bình tĩnh” hơn, và có sự nhận diện rõ ràng hơn về các nhóm cổ phiếu ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng, ví dụ như nhóm bất động sản, xây dựng hạ tầng, ngân hàng…

Cơ hội tích lũy cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ “bão thuế” với định giá hấp dẫn
Nhà đầu tư nhận diện cơ hội từ các cổ phiếu cơ bản, ít chịu tác động trực tiếp từ các chính sách thuế quan, song đã bị bán tháo thái quá. Ảnh minh họa.

PV: Thị trường vừa có 2 phiên nghỉ cuối tuần và 1 phiên nghỉ lễ. Bà dự báo thế nào thị trường có khoảng nghỉ khá dài và đợi chờ thông tin về quyết định chính thức từ phía Mỹ?

Bà Trần Thị Khánh Hiền: Trong tuần mới, tôi cho rằng, thị trường vẫn chưa thể xác định xu hướng tăng điểm trở lại bởi chính sách thuế quan đã trở thành cuộc chiến thương mại. Ngày 04/4, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu bổ sung 34% lên toàn bộ hàng Mỹ, hiệu lực từ 10/4. TTCK thế giới trong phiên giao dịch ngày thứ 2 (7/4/2025) đã chao đảo trước lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng lớn.

TTCK châu Á ghi nhận phiên giảm điểm kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chỉ số Hang Seng (Hồng Kông) chốt phiên với mức giảm hơn 13%, Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm hơn 7,8%, Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm hơn 7,3%, Kospi (Hàn Quốc) giảm 5,6%. Thậm chí trong phiên giao dịch, các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, và Hàn Quốc đã kích hoạt cơ chế “tạm ngừng giao dịch” khi thị trường rơi vào trạng thái giảm điểm quá sâu theo qui định.

Các thị trường Đông Nam Á cũng nằm trong làn sóng bán tháo Singapore giảm 7,1%, Malaysia và Thái Lan giảm lần lượt 4% và 3,2%.

Tôi cho rằng, đà giảm của TTCK Việt Nam đang chậm lại do kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, điểm tích cực là điều này cho nhà đầu tư thêm thời gian để phân tích và nhận diện các thông tin tích cực một cách rõ ràng hơn. Trước thông tin bất lợi về thuế quan, Chính phủ cũng đã họp khẩn với các bộ ngành, thành lập các đoàn công tác nhằm như đề xuất giảm pháp giảm thâm hụt thương mại, bảo vệ tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được phía Mỹ ghi nhận thiện chí, thêm dấu hiệu tích cực cho đàm phán.

Cùng với đó, các thông tin vĩ mô quý I/2025 cũng vừa công bố với bức tranh tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất quý I trong 5 năm gần đây. Nguồn lực trong nước đang dần mạnh mẽ khi giải ngân đầu tư công trong 3 tháng đầu năm tăng gần 20% so với cùng kỳ; tiêu dùng tháng 3 lần đầu tiên tăng trên 10% kể từ đầu năm 2024.

Từ những thông tin tích cực trên, tôi cho rằng trong tuần mới, TTCK khó có nhịp phục hồi, nhưng vẫn có sự phân hóa khi nhà đầu tư nhận diện được cơ hội từ các cổ phiếu cơ bản, ít chịu tác động trực tiếp từ các chính sách thuế quan, song đã bị bán tháo trong thời gian vừa qua.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, tác động thuế quan là khó tránh khỏi, nhưng với TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều kỳ vọng tích cực duy trì xu hướng tăng trưởng dài hạn. Bà có quan điểm thế nào? Đâu là các yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường? Đâu là các yếu tố bất định nhà đầu tư cần theo dõi trong giai đoạn này?

Các thông tin vĩ mô quý I/2025 vừa công bố với bức tranh tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất quý I trong 5 năm gần đây. Nguồn lực trong nước đang dần mạnh mẽ khi giải ngân đầu tư công trong 3 tháng đầu năm tăng gần 20% so với cùng kỳ; tiêu dùng tháng 3 lần đầu tiên tăng trên 10% kể từ đầu năm 2024.

Bà Trần Thị Khánh Hiền: Chúng tôi cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thấp kết hợp với tăng trưởng lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái vẫn là các yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong năm 2025. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các TTCK mới nổi của FTSE trong năm 2025 cũng như MSCI trong năm 2026. Tôi cho rằng, thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng với mức định giá hấp dẫn.

Với nhận định trên, tôi cho rằng, các nhóm ngành như bất động sản dân cư, ngân hàng, điện, thép, xây dựng hạ tầng, dầu khí thượng nguồn sẽ ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng. Bên cạnh đó, đợt bán tháo vừa qua đã đưa định giá một số cổ phiếu đầu ngành công nghệ, thực phẩm tiêu dùng xuống vùng định giá hấp dẫn để tích lũy.

Tuy nhiên, ngoài vấn đề nổi cộm là quá trình đàm phán chung quan chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư cần lưu ý các rủi ro trong giai đoạn này.

Thứ nhất, TTCK Mỹ đang bước vào giai đoạn điều chỉnh khi đà bán tháo các cổ phiếu công nghệ vẫn chưa chấm dứt. Với tác động kém tích cực từ chính sách thuế quan, TTCK Mỹ vẫn được dự báo sẽ duy trì xu hướng giảm trong 2 tháng tới.

Về yếu tố mùa vụ, tháng 4 – tháng 5 cũng đồng thời là thời điểm “vùng trống thông tin”, không có thông tin tích cực hỗ trợ, vì vậy, diễn biến thị trường thế giới sẽ tác động đến chỉ số VN-Index lớn hơn.

Thứ hai, ở trong nước, tỷ giá vẫn là rủi ro lớn nhất, gây áp lực lên thị trường trong suốt nửa đầu năm. Sau thông tin thuế đối ứng tỷ giá USD/VND liên ngân hàng bật tăng lên mức gần 25.800 (tăng +1,3% so với đầu năm, tỷ giá tự do cũng áp sát ngưỡng 26.000 VND/USD, cao nhất từ đầu năm đến nay.

PV: Xin cảm ơn bà!